Trực Tiếp Bóng Đá Hôm Nay

DỊCH TRẠM TIỀN TIÊUQuá trình tìm tư liệu  chị ơi

【chị ơi】Đi tìm cổ thành: Theo dấu Thành Cung

DỊCH TRẠM TIỀN TIÊU

Quá trình tìm tư liệu để thử định vị dịch trạm Nam Ổ nằm ở đâu giữa những chi chít nhà cửa thành phố,ĐitìmcổthànhTheodấuThàchị ơi chúng tôi tiếp cận với trích đoạn vị trí các công trình phòng thủ vành đai vịnh Đà Nẵng trên bản đồ triều Tự Đức bị quân Pháp tịch thu tại lỵ sở quân thứ Quảng Nam ngày 15.9.1859 (nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến sưu tầm). Từ tấm bản đồ này, có thể thấy trạm Nam Ổ được xây dựng ở phía nam dãy núi kéo dài từ đất liền nhô ra phía biển. Phía bắc dãy núi là đồn Hóa Ổ (ở bờ nam gần cửa tấn Cu Đê - đồn phòng thủ quan trọng sâu trong đáy vịnh Đà Nẵng).

Đi tìm cổ thành: Theo dấu Thành Cung - Ảnh 1.

Cư dân địa phương cho biết giếng Thành Cung từng nằm tại vị trí trạm Nam Ổ ngày xưa

Hoàng Sơn

Nhiều tài liệu cho biết, dưới triều Nguyễn, hệ thống nhà trạm (còn gọi là trạm thư, dịch trạm, quán trạm) tăng lên rất nhiều theo đường thiên lý bắc - nam. Đường thiên lý đi qua Quảng Nam thời đó dài khoảng 170 dặm (dưới triều Nguyễn, 1 dặm khoảng 600 m). Theo TS Lưu Anh Rô, Phó chủ tịch Thường trực Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, riêng địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhà Nguyễn đã đặt "thất trạm" để truyền tin của các tỉnh phía nam về kinh đô, gồm: Nam Chơn, Nam Ổ, Nam Giản, Nam Phúc, Nam Ngọc, Nam Kì và Nam Vân. Với khoảng cách dài hơn 170 dặm toàn tỉnh Quảng Nam nhưng riêng khu vực phía nam Hải Vân đã được triều Nguyễn đặt 2 trạm rất gần nhau cho thấy tính tiền tiêu của các trạm này.

Ông Đặng Dùng (73 tuổi), một người con làng Nam Ô - người được mệnh danh là "nhà Nam Ô học", cho biết trạm Nam Ổ ở xã Cu Đê (H.Hòa Vang), phía nam đến trạm Nam Giản 31 dặm linh 46 trượng (dưới triều Nguyễn, 1 trượng là 4,24 m).

Nguyên trước là trạm Cu Đê, năm Minh Mạng thứ 3 đổi tên trạm Kim Hoa, năm Thiệu Trị thứ 1 đổi tên thành Nam Ổ. Về sau, người dân được gọi trại thành Nam Ô. Là một người nghiên cứu sử địa phương, ông Đặng Dùng từng tiếp xúc nhiều vị bô lão trong làng và có những ghi chép giá trị. Theo ông, nhà trạm Nam Ổ được xây dựng trên khu đất vuông lớn gần gấp đôi sân bóng đá với 2 dãy nhà ngang nhà dọc, tường gạch lợp ngói âm dương. Có giếng nước bằng đá, chuồng nhốt trên 10 con ngựa, xung quanh xây tường cao bằng đá đắp đất, ngoài cùng là thành có hào sâu, dân địa phương gọi là "hào cung", có vọng lâu như đồn lũy. Cổng mở về hướng tây ra đường cái quan.

LẦN TÌM THEO GIẾNG THÀNH CUNG 

Trong cuốn sách Nam Ô và những chuyện kểdo NXB Đà Nẵng ấn hành năm 2022, ông Đặng Dùng cho biết nhà trạm Nam Ổ nằm trên địa phận tổ 32 (cũ) khu vực Nam Ô 2/2 (P.Hòa Hiệp Nam hiện nay). Ngoại trừ giếng nhà trạm (dân gian gọi là giếng Thành Cung) còn nguyên vẹn nằm giữa khu dân cư, các di tích trong quần thể này đã không còn nữa. Trước năm 1945 nhà trạm bỏ hoang. Sau năm 1954, đất nhà trạm - thành cung trống hoang. Năm 1958, chính quyền mới cho xây trường học trên đất ấy, nay là Trường tiểu học Triệu Thị Trinh.

Đi tìm cổ thành: Theo dấu Thành Cung - Ảnh 2.

Giếng Thành Cung mang đậm dấu ấn Champa vẫn cho nguồn nước mát đến ngày nay

Từ những cứ liệu này, chúng tôi đã có một cuộc khảo sát để xác định vị trí Thành Cung nay có thể ở đâu dưới những nền móng của nhà dân. Từ tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, chúng tôi đến kiệt 884 để tìm Trường tiểu học Triệu Thị Trinh. Với mong muốn tìm cho được giếng Thành Cung, chúng tôi nhiều lần qua lại trong các con hẻm nhưng vẫn không thấy. May mắn thay, chúng tôi đã gặp được cụ bà Trần Thị Thử (75 tuổi, trú tổ 45, P.Hòa Hiệp Nam) và được dẫn đến giếng nước này.

Đúng như mô tả của ông Đặng Dùng, giếng nước có hình vuông được tôn tạo lại với thành khá cao. Khi mở nắp giếng ra xem thì bên trong vẫn còn dấu tích của một giếng cổ của người Chăm xưa. "Từ xưa, chúng tôi đã nghe cha ông truyền lại rằng, giếng nước này dùng để phục vụ cho một dịch trạm. Không biết tên Thành Cung có từ khi nào nhưng đến nay, giếng vẫn cho nguồn nước ngọt thanh mát. Mới đây, người ta mới đóng tiền, góp sức để nạo vét, tu sửa giếng cổ", cụ Thử nói.

Lý giải tên gọi Thành Cung thay cho trạm Nam Ổ, ông Đặng Dùng đặt câu hỏi, tại sao các nhà trạm khác không gọi thế mà chỉ có nhà trạm Nam Ổ lại được dân địa phương gọi là Thành Cung. Từ đó, ông Dùng cho biết có ý kiến cho rằng nơi đây từng như một hành cung để các vị vua Triều Nguyễn ngự du ghé lại nghỉ ngơi. Hành cung đọc trại ra thành cung. "Ông Nguyễn Nhạc (tục gọi ông Khách Nhạc) có kể rằng, vua Bảo Đại vào khoảng trước năm 1940 đã từng ghé trạm này nghỉ lại, chính ông Nhạc là người cõng vua từ bãi cát lên thuyền đậu trước bến Nam Ô ra biển câu cá. Một lần như thế đủ để nhà trạm được gọi là hành cung?", ông Dùng đặt vấn đề.

Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, cho biết hiện Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng có một công trình nghiên cứu khoa học cấp TP về đường đèo Hải Vân và làng Nam Ô do TS Nguyễn Duy Phương (Ủy viên Ban Thường vụ Hội Khoa học lịch sử TP) làm chủ nhiệm đề tài. "Chắc chắn qua công trình này sẽ có các luận cứ khoa học để giải đáp câu hỏi di tích nhà trạm Nam Ô có xứng đáng được một cuộc khai quật và ghi danh vào những địa chỉ đỏ của Đà thành hay không", ông Tiếng nói.(còn tiếp)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap